Với các cụm lắp ráp lớn hoặc chỉ đơn giản là muốn thể hiện số cho từng chi tiết, ở đây việc đánh số là hoàn toàn tự động nên không mất thời gian gì cả, đôi khi cũng có một số phiền toái do đánh số là ngẫu nhiên, và tất nhiên bạn cũng có thể tùy chỉnh tiền tố hậu tố thông qua string và value, ví dụ như string: xeoto, start value: 00009,.. Có thể xem phần đánh số trang trong word để thấy nó cũng gần tương tự như vậy.
Đây là những thủ thuật thể hiện khả năng cập nhật của người thiết kế chứ không phải chỉ vẽ và vẽ, do đó bạn cũng nên thành thục các kỹ năng này.
VIệc đánh số tự động được thực hiện như sau:
Trước tiên kiểm tra cụm lắp ráp đã được đánh số chưa?
Một cụm lắp ráp cần đánh số chi tiết cụ thể.
Kiểm tra một chi tiết bất kì trong cụm lắp bằng cách nhấp phải vào nó từ cây thư mục, và chọn Properties.
Có thể thấy mục Part-Number bị ẩn, nghĩa là nó chưa được đánh số tự động.
Nhấp phải vào cụm lắp ráp và kiểm tra xem phần đánh số đã được kích hoạt chưa.
Như hình trên là nó chưa được kích hoạt ( Not Possible)
Ta lại nhấp phải và chọn Part Numbering.
Hộp thoại hiện ra, bạn có thể đánh số cho từng chi tiết Part hoặc cho cả cụm lắp ráp Assembly.
Có hai mục mà ta thường dùng là Add Couter ( thêm số đếm)
Và Add string ( thêm tiền tố)
Nhập các giá trị bạn muốn, và thực hiện như hình dưới, sau đó kiểm tra lại, nếu chưa như ý thì bạn hoàn toàn có thể hiệu chỉnh lại nếu bạn có hiểu nhầm, vì thông qua thứ tự đánh số bạn sẽ biết được mình cần chỉnh lại ở đâu.
Sau khi nhập thì OK, cũng nhấp phải vào cụm lắp và chọn Check in, phần mềm sẽ tự động tính toán, thanh quy trình sẽ chạy, như hình dưới. và bạn lại kiểm tra như lúc ban đầu, thông qua Properties để xem các chi tiết đã được đánh số tự động chưa?
Hướng dẫn được viết dựa theo gợi ý của hãng Topsolid và dùng cho phiên bản Topsolid 2014.